![]() |
Chồng nằng nặc đòi ly hôn vì lý do không tưởng tượng nổi. Ảnh: Bình Nguyên |
Các chị đồng nghiệp thường đùa tôi là: 'Ở với chồng em chẳng bao giờ buồn. Chứ như chồng chị, khô như ngói, chưa bao giờ nói được lời nào yêu đương, tình tự với vợ'. Nhưng ai ở trong cuộc chắc mới hiểu.
Chồng tôi lãng mạn là vậy còn tôi lại là một người phụ nữ rất bình thường. Lấy chồng rồi, tôi trở thành một bà nội trợ, một người mẹ suốt ngày quay cuồng với cơm, áo, gạo, tiền, bỉm, sữa, tiền thuốc cho con. Chúng tôi có 2 đứa con trai, con lớn học lớp 1, con thứ hai mới hơn 2 tuổi. Bố mẹ chồng tôi đã về hưu, tiền lương hưu thấp, ông bà lại ốm đau liên miên. Tháng nào tôi cũng phải đau đầu xoay tiền đưa bố mẹ chồng đi khám chữa bệnh.
Nhiều lúc tôi buồn lòng vì chồng tôi không kiếm được nhiều tiền như chồng người ta, chi tiêu mọi thứ lại eo hẹp, không được dư dả. Lúc ấy, chồng tôi lại nắm tay tôi an ủi rằng: “Sống vui, hạnh phúc là được mà em. Nhiều người có tiền nhưng chưa chắc đã được như mình.”
Nhưng chồng không hiểu sự khó khăn của tôi. Tiền lương của hai vợ chồng tôi mỗi tháng chỉ gần 20 triệu. Tất cả mọi chi phí trong nhà đều trông cả vào số tiền này. 10 ngày cuối tháng là khoảng thời gian tôi thấy dài hơn bao giờ hết. Tôi đếm từng ngày và thấy cuộc sống bí bách vì số tiền chi tiêu ngày một eo hẹp. Vậy mà chồng tôi vẫn vui vẻ, lạc quan, anh ấy vẫn mua hoa về trang trí nhà, vẫn mời tôi ăn bít tết, uống rượu vang đỏ và đi xem phim.
Tôi phàn nàn và nói chồng nên để số tiền đó để mua thuốc cho bố mẹ, mua sữa cho các con nhưng anh ấy thường gạt đi và nói vợ chồng cũng cần có phút giây lãng mạn ở bên nhau. Không phải tôi không muốn lãng mạn, yêu đương nhưng cuộc sống còn bao điều lo toan, cha mẹ đau, con còn nhỏ, không có tiền không được.
Khi đứa con thứ hai của chúng tôi chào đời, tôi cảm thấy cuộc sống ngày càng áp lực hơn. Thú thật, tôi sinh bé thứ 2 là do “vỡ kế hoạch”. Tuy nhiên, bố mẹ chồng tôi vẫn động viên và nói con cái là lộc trời cho, nhiều người mong mà chẳng được. Có thêm con nhưng không có nghĩa là thêm của, tôi phải nghỉ việc ở nhà chăm con còn chồng tôi thì vẫn đi làm công việc nhàng nhàng với mức lương bèo bọt.
Từ ngày có thêm con, chi tiêu trong gia đình tôi ngày càng trở nên eo hẹp. Một mình vừa lo chăm sóc con, vừa cáng đáng thêm gánh nặng kinh tế, tôi thường xuyên cáu giận với chồng, quát nạt các con. Vợ chồng tôi vì thế mà chiến tranh lạnh cả tuần.
Con thứ 2 được 5 tháng tuổi, tôi gửi con nhờ mẹ chồng trông hộ rồi tìm mối nhập hoa quả về chợ buôn bán. Nhờ duyên buôn bán, công việc làm ăn của tôi ngày một phát đạt. Tôi kiếm được số tiền nhiều hơn ngày xưa rất nhiều.
Cuộc sống của gia đình tôi ngày một cải thiện. Tuy nhiên, điều duy nhất không được cải thiện là chuyện tình cảm của tôi với chồng. Tôi hay phàn nàn, chê trách anh không chịu khó làm ăn, không kiếm được nhiều tiền như chồng người ta.
Vừa rồi, sau một thời gian dài cãi vã và chiến tranh lạnh, chồng tôi đột ngột đưa tôi tờ đơn xin ly hôn. Anh nói tính cách của chúng tôi không hợp nhau, anh muốn cuộc sống thanh cao, lãng mạn còn tôi chỉ biết chạy theo đồng tiền.
Bạn bè tôi khuyên tôi nên bỏ chồng “vì một thằng chồng ăn hại như thế, có vào cũng chỉ nặng nợ thêm” nhưng tôi còn nặng lòng với anh ấy lắm. Anh chung thủy, tốt bụng, quan tâm đến vợ, yêu chiều các con. Giờ tôi biết phải làm sao để tình cảm vợ chồng tôi lại như xưa?
Mẹ sinh ra đã bị tật một chân. 30 tuổi, mẹ sinh tôi. Từ nhỏ đến lớn, tôi chỉ nghe mẹ nói, bố tôi là người đàn ông trí thức.
" alt=""/>Tâm sự của người vợ bị chồng đòi ly hôn vì lý do không tưởngNiềm đam mê
Ông Võ Ngọc Hùng nguyên gốc là thợ vẽ tranh giấy dó bán tại nhà.
Tự nhận mình là người có niềm đam mê tìm tòi, sáng tạo đặc biệt, cộng với công việc của ông khá rảnh nên ông đã lên ý tưởng tạo ra chiếc nón lá mới, khác biệt với những chiếc nón lá bình thường.
![]() |
Những chiếc nón lá tinh khôi do ông tạo ra. |
'Tôi trăn trở nhiều về việc làm một sản phẩm nón lá đặc biệt, để mang lại dấu ấn sâu đậm và không lẫn vào đâu được cho những du khách đến Huế', ông nói.
Là người duy nhất ở Huế sản xuất ra nón có nguyên liệu từ lá bàng, ông Hùng cho hay, trước đây ông đã thử làm nón với nguyên liệu là lá mít, lá bồ đề… Song vì lá quá nhỏ nên từ đỉnh nón xuống đáy nón phải chắp vá nhiều lần khiến chiếc nón không có độ trong suốt và không đáp ứng được yêu cầu về thẩm mĩ.
Trước khi tạo ra sản phẩm được khách gần xa ưa chuộng như hiện tại, ông đã thất bại vô số lần. Có điều, càng thất bại, càng thôi thúc ông mày mò hơn.
![]() |
Những chiếc lá bàng qua xử lý trở nên mỏng tang, tinh khiết. |
Năm 2018, đúng thời điểm đang hăng say sáng tạo thì điều kiện không cho phép. Lúc ấy, tài sản của ông còn lại là 2 chiếc xe đạp đua, dù rất đam mê nhưng ông vẫn quyết định bán đi để lấy 30 triệu, tiếp tục quá trình nghiên cứu.
Ông cho biết, việc làm ra chiếc nón lá bàng mất rất nhiều thời gian, ngoài ra còn đòi hỏi sự kiên trì và tốn nhiều nhân công.
Nguyên liệu lá bàng cũng không phải lá bàng thông thường mà phải là lá bàng rừng, sẽ cho chiếc lá dài và bản rộng. Chiếc lá đạt chuẩn là chiếc lá dài và nguyên vẹn từ đỉnh đến đáy nón không được rách hay chắp nối.
Công cuộc tìm và chọn lá bàng cũng vất vả, ông phải tự thân lên rừng mới chọn được nguyên liệu vừa ý và phải đi thường xuyên.
![]() |
Ông Hùng tỉ mỉ với những công đoạn tạo nguyên liệu cho chiếc nón. |
Lá được chọn là lá vừa đủ độ chuẩn, không được non hay già quá, không chọn những chiếc lá bị sâu, gãy,…
Ông Hùng cười bảo, 'hái về được 100 lá bàng thì đừng vội mừng vì chỉ sử dụng được khoảng 40 lá mà thôi'.
Ông kể, có lần lang thang trong rừng hơn 100km nhưng ông chỉ thu về được vỏn vẹn 12 lá bàng, đó là kỉ niệm khiến ông nhớ mãi.
Có lá bàng rồi, ông bắt đầu ngâm lá trong khoảng 45 ngày để xử lí mùi và phân hủy phần thịt của lá. Sau đó, ông dùng bàn chải cẩn thận chải sạch đến khi thu được chiếc lá trong suốt, toàn đường xương gân. Công đoạn cuối cùng là châm nón bằng dây cước.
Hàng làm không đủ bán
Cầm chiếc nón mỏng manh, trong suốt trên tay, ông Hùng bộc bạch, có 2 kích cỡ nón khác nhau, chiếc nón to cần 13-15 lá bàng, nón nhỏ thì ít hơn, tầm 11 lá.
![]() |
Một sản phẩm nón lá bàng hoàn thiện phải mất rất nhiều thời gian, qua nhiều công đoạn. |
Chiếc nón mỏng tang và trong suốt dưới nắng, nhưng giá thành của nón lá bàng lại chênh lệch lớn so với những loại nón thông thường.
Giá của nón to (16 vành, cao 27cm, rộng 41cm) là 450 nghìn đồng, chiếc nhỏ hơn có giá 350 nghìn đồng.
Ông lý giải, thoạt đầu ai cũng cho rằng giá cao, tuy nhiên, để làm được chiếc lá bàng qua rất nhiều công đoạn, công đoạn nào cũng khó và đòi hỏi sự tinh tế, khéo léo. Nếu một công đoạn bị lỗi sẽ dẫn đến cả chiếc nón bị hỏng.
![]() |
Nhóm du khách thích thú khi chụp hình với những chiếc nón độc, lạ khi đến Huế. |
Chiếc nón lá bàng đã qua xử lí nên đặc biệt không sợ mốc, không sợ nước, lại không rách. Do đó, nó có rất nhiều công dụng từ phục vụ thời trang, chụp ảnh đến làm quà tặng nên nhu cầu khách cần nhiều.
Nhưng không phải ai đặt hàng ông Hùng cũng nhận, bởi lẽ, công đoạn sản xuất nón mất nhiều thời gian, hiện tại xưởng làm của ông có 10 nhân công nhưng nếu khách đặt số lượng lớn thì không thể đáp ứng được.
Ngoài bán nón thành phẩm ra, ông còn bán nguyên liệu thô theo các kích cỡ, tùy thuộc vào nhu cầu của khách.
Ông cho biết, trung bình một tháng xưởng sản xuất được 60 chiếc nón, trừ đi các chi phí một năm ông thu về gần 200 triệu đồng.
Từ một người phụ nữ nông dân chân chất, bà Tân bất ngờ trở thành hiện tượng của mạng xã hội. Cuộc sống của người phụ nữ này cũng có nhiều thay đổi.
" alt=""/>Độc, lạ những chiếc nón bằng lá bàng của người đàn ông xứ Huế
Theo Dân Việt
" alt=""/>Cô giáo xinh đẹp, tâm lý đốn tim học sinh vì hành động dễ thương